Phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm

Dược mỹ phẩm đang dần trở thành xu hướng trên “sân chơi làm đẹp” của chị em. Tên tuổi của dược mỹ phẩm nổi lên là vậy, nhưng gần đây Dr.Bioherb vẫn nhận được rất nhiều câu hỏi “Làm sao để phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm?”. Vậy, hôm nay các bạn hãy cùng Dr.Bioherb đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!

1. Dược mỹ phẩm

Dược mỹ phẩm còn được gọi là Cosmeceuticals, là thuật ngữ kết hợp giữa hai từ cosmetics (mỹ phẩm) và pharmaceuticals (dược phẩm). Như tên gọi của mình, cosmeceuticals vừa mang đặc tính của mỹ phẩm, vừa có công dụng điều trị, phục hồi của dược phẩm.

Cosmeceuticals

Nói một cách dễ hiểu, đây là sản phẩm được nghiên cứu bào chế tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của việc nghiên cứu và thử nghiệm một dược phẩm. Nó là sản phẩm dinh dưỡng và làm đẹp. Các sản phẩm này được nghiên cứu, điều chế kết hợp từ các thành phần y dược học tiên tiến với tính năng trị liệu. Do đó, loại mỹ phẩm có khả năng điều chỉnh và phục hồi các vấn đề chuyên sâu của làn da. Ví dụ như là da lão hóa, da sạm nám, da mụn, da bị đồi mồi, tàn nhanh hay da bị viêm nhiễm…

Tham khảo ngay: Dược mỹ phẩm là gì? Có đắt không?

2. Hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm thường được gọi với cái tên là Cosmestic. Nó là những sản phẩm chuyên dùng để trang điểm, làm đẹp, dưỡng da, thay đổi diện mạo… Thành phần trong hóa mỹ phẩm thường là hỗn hợp các chất hóa học. Tuy nhiên một số cũng xuất phát từ nguồn gốc thiên nhiên và một số được tổng hợp.

Hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm có thể sử dụng trực tiếp trên da và niêm mạc. Tuy nhiên chúng không lưu lại được lâu trên da. Chúng chỉ có tác dụng chăm sóc và làm đẹp trên bề mặt da chứ không có tác dụng điều trị các bệnh lý về da.

2. Phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm

2.1. Khác nhau về thành phần

2.1.1. Dược mỹ phẩm

Thành phần của dòng mỹ phẩm này có chứa nồng độ các thành phần hoạt tính cao hơn so với hóa mỹ phẩm. Chúng hạn chế các chất tạo màu, tạo mùi và paraben… Cơ chế hoạt động của sản phẩm này là thâm nhập trực tiếp, hoạt động và dưỡng sâu từ tận sâu bên trong. Theo những tiêu chuẩn của FDA – Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm thì một sản phẩm dược mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu chứa 99,9% thành phần nguyên chất, 0,1% vi khuẩn hoặc ít hơn.

Thành phần chứa nồng độ các thành phần hoạt tính cao

Bên cạnh đó quy trình sản xuất dòng sản phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt bởi viện da liễu. Đồng thời đạt chuẩn và thử nghiệm bởi các tổ chứng uy tín trên thế giới. Sản phẩm trước khi lưu hành phải chắc chắn đã loại bỏ những chất có thể gây hại cho da. Điều này có nghĩa loại mỹ phẩm này luôn an toàn cho da và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

2.1.2. Hóa mỹ phẩm

Thành phần của sản phẩm hóa mỹ phẩm chủ yếu là các nguyên liệu dạng dầu mỏ và dạng sáp, dạng bột và một phần dung môi như là dầu dừa, bột trắng titan, cồn, axeton…  Bên cạnh đó là một số nguyên liệu có tác dụng bổ trợ giúp tạo hình hóa mỹ phẩm. Chúng thường có màu sắc và mùi thơm.

Thành phần chủ yếu là các nguyên liệu dạng dầu mỏ và dạng sáp, dạng bột

2.2. Khác nhau về công dụng

2.2.1. Dược mỹ phẩm

Dòng sản phẩm này có công dụng của một mỹ phẩm và đồng thời có tác dụng điều trị, phục hồi và tái tạo da. Đặc biệt, các sản phẩm dược mỹ phẩm phù hợp để điều trị tận gốc các làn da có vấn đề. Có thể kể đến như: mụn, nám, da bị tổn thương…

2.2.2. Hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm gần như là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Chúng có tác dụng rất nhanh nhưng lại không an toàn về lâu về dài. Hóa mỹ phẩm có chứa các chất hóa học. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc thật kỹ và biết sử dụng đúng cách để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Hai dòng sản phẩm này có công dụng khác nhau

3. Nên dùng hóa mỹ phẩm hay dược mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm hay dược mỹ phẩm đều có những công dụng và hiệu quả riêng. Việc nên lựa chọn loại nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như sức khỏe làn da của bạn. Tuy nhiên vẫn có một một số trường hợp bạn nên ưu tiên dùng dược mỹ phẩm để chăm sóc da.

3.1. Người có da bị hư tổn

Từ độ tuổi 25 trở đi, làn da bắt đầu xuất hiện tình trạng lão hóa. Thêm vào đó việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm trang điểm hay thói quen không tẩy trang đúng cách, không dùng kem chống nắng,… khiến làn da bị hư tổn nặng nề. Từ đó dẫn đến xuất hiện nhiều nếp nhăn li ti ở vùng cằm và quanh mắt. Da mỏng và hay bị nổi mụn đỏ, mụn viêm với mật độ dày đặc. Da không đều màu, xuất hiện tình trạng thâm nám. Da hay bị khô bất thường, dễ bong tróc. Da bị viêm lỗ chân lông.

Người có da bị hư tổn

Nếu bạn đang gặp tình trạng trên thì nên sử dụng dược mỹ phẩm để chăm sóc nhằm cải thiện các vấn đề trên.

3.2. Người sở hữu da nhạy cảm

Làn da nhạy cảm rất dễ bị khô và kích ứng nên sử dụng dược mỹ phẩm để điều trị. Các tình trạng thường gặp có thể như: luôn cảm thấy ngứa ngáy, châm chích khó chịu, thường xuyên nổi mẩn và bị ửng đỏ. Bên cạnh đó là da khô và căng 2 vùng gò má, thỉnh thoảng có dấu hiệu bong tróc. Các loại mụn ẩn, mụn li ti hay mụn viêm thường xuyên xuất hiện. Da dễ bị kích ứng theo sự thay đổi của thời tiết. Bề mặt da rất mỏng, thậm chí có thể thấy mạch máu hiện rõ trên bề mặt da.

Người có da nhạy cảm

3.3. Người ở độ độ tuổi dậy thì

Ở giai đoạn dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây nên các vấn đề về da. Có thể kể đến như: tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn… Do vậy, dược mỹ phẩm sẽ là sự lựa chọn thông minh cho trường hợp này.

Người ở độ tuổi dậy thì

4. Tổng kết

Qua đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ sự khác nhau của hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm. Mỗi dòng sản phẩm đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Từ đó, bạn nên lựa chọn hóa mỹ phẩm hay dược phẩm tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng da của mình. Lưu ý rằng, xem xét ưu, nhược điểm của từng loại sản phẩm và điều quan trọng và cần thiết để lựa chọn sản phẩm hiệu quả nhất.

Tham khảo ngay: Ưu, nhược điểm của dược mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm

INBOX fanpage Dr.Bioherb – Mỹ phẩm sinh học từ thiên nhiên hoặc GỌI NGAY HOTLINE để được thăm khám, tư vấn miễn phí về tình trạng da của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *