1. Nám là gì?
Nám da là tình trạng những mảng, đốm tròn nhỏ có màu nâu nhạt hay đậm xuất hiện trên da do sự gia tăng quá mức sắc tố melanin. Nám thường xuất hiện ở da mặt và tập trung nhiều ở hai bên gò má, cằm, trán, mũi. Có những trường hợp tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những vùng da như cổ, cánh tay hay mu bàn tay. Chính vì nám thường xuất hiện ở những nơi dễ thấy nên luôn là vấn đề nan giải của chị em khi tìm cách điều trị.

Nám, tàn nhang
2. Nguyên nhân gây nám
2.1. Nguyên nhân bên trong
2.1.1. Quá trình lão hóa
Lượng collagen trong cơ thể càng ngày càng ít đi khi càng lớn tuổi. Lúc này khả năng tự bảo vệ của da cũng giảm dần, chu kỳ tái tạo da cũng kéo dài hơn. Do đó, khi da chịu sự tác động bởi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong cơ thể sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa da. Từ đó gây ra các vấn đề về da như sạm nám, nhăn nheo, chảy xệ…

Nám có thể do lão hóa
2.1.2. Sự thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố nữ Estrogen có vai trò kiểm soát hormon MSH (melanocyte stimulating hormone). Đây là hormon kích thích sản sinh melanin trên da. Chính vì vậy, khi bị rối loạn nội tiết tố có thể khiến hormone MSH mất kiểm soát. Từ đó kích thích melanin sản sinh quá mức và gây ra các mảng, đốm nám trên bề mặt da.

Nám có thể do thay đổi nội tiết tố
2.1.3. Stress
Stress không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn là nguyên nhân gián tiếp gây nám da. Khi đối mặt với tình trạng căng thẳng kéo dài, cortisol tăng cao, pregnenolone giảm dẫn đến mất cân bằng estrogen, testosterone. Khi nồng độ estrogen tăng cao hoặc suy giảm sẽ kích thích tăng sinh melanin hình thành nám da, tàn nhang.
2.1.4. Cơ địa
Nám da cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Một số bệnh lý có thể gây nám da như bệnh của tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng…

Nám có thể do stress hoặc cơ địa
2.2. Nguyên nhân bên ngoài
2.2.1. Ánh nắng mặt trời
Khi ánh nắng mặt trời tác động đến các vùng da, các tế bào Melanocytes sẽ phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin để bảo vệ da. Tuy nhiên, khi Melanin tăng sinh quá mức, tập trung, co cụm tại một vùng sẽ gây nám da, sạm da.

Nám có thể do ánh nắng mặt trời
Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn có thể phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da. Từ đó gây ra hiện tượng da khô, lão hóa và ung thư da.
2.2.2. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: cà phê, đồ uống có gas, rượu bia, đồ ăn nhanh, hút thuốc lá… thường dễ bị nám hơn. Cùng với đó chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một trong những tác nhân đẩy mạnh quá trình nám da ở chị em.
2.2.4. Yếu tố môi trường
Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi… cũng là những yếu tố nguy cơ gây nám da.

Nám có thể do môi trường hoặc chế độ dinh dưỡng
3. Nám da có trị dứt điểm được không?
Điều trị nám là sử dụng các phương pháp chắm sóc, chữa trị và là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Nám da hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm, đảm bảo không tái phát, nhưng bạn cần lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Đồng thời bạn cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ da. Đặc biệt là đối với tình trạng nám nặng, nám lâu năm. Nám da hình thành bởi rối loạn nội tiết tố là khó chữa trị nhất, thường tái đi tái lại nhiều lần.

Nám có thể trị dứt điểm
Để quá trình điều trị nám da đạt hiệu quả, bạn nên kết hợp “trong uống ngoài thoa”. Đặc biệt là kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến tế bào melanocytes hoạt động quá mức, làm tăng sản sinh melanin trên bề mặt da. Trong khi áp dụng các biện pháp bôi thoa bên ngoài, bạn cần một giải pháp có thể làm giảm melanin tối màu, tăng melanin sáng màu, từ đó làn da trở nên đều màu, mờ nám hiệu quả.
4. Điều trị nám bằng cách nào?
4.1. Dùng kem bôi trị nám
Đây là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn nhất. Các loại kem, serum trị nám thường dễ mua, dễ sử dụng tại nhà. Tuy nhiên các sản phẩm bôi này chỉ có thể giúp điều trị các vết nám nhẹ.

Điều trị nám bằng kem bôi
Khi lựa chọn các loại kem trị nám, chị em nên chú ý thành phần của chúng. Đồng thời cũng cần xem xét các loại sản phẩm đó có phù hợp với làn da của mình không. Điều này nhằm hạn chế trường hợp vừa mất tiền vừa mất sức của mọi người.
Các kem bôi trị nám có chiết xuất từ thiên nhiên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo và an toàn dành cho các chị em.
Tham khảo ngay: Kem trị nám Bio Melasma của nhãn hàng mỹ phẩm sinh học Dr.Bioherb.
4.2. Lột da bằng hóa chất
Bên cạnh dùng kem trị nám, nhiều chị em còn trị nám bằng cách sử dụng các hóa chất có tính axit để làm bong tróc lớp thượng bì bên ngoài. Phương pháp này có thể giúp loại bỏ melanin đã hình thành trên da. Tuy vậy cách này không ngăn chặn được quá trình sản sinh melanin tối màu mới.

Điều trị nám bằng hóa chất
Đặc biệt, việc lột da cần thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để có thể tính toán lượng hóa chất phù hợp với tình trạng nám. Phương pháp điều trị này khá phức tạp. Nếu việc lột da không đúng kỹ thuật có thể khiến da mỏng đi, để lại sẹo trên da hoặc bỏng axit…
4.3. Điều trị bằng tia Laser
Đây là cách điều trị thường được áp dụng với các loại nám chân sâu, nám lâu năm. Cơ chế trị nám da bằng tia laser chính là sử dụng các ánh sáng có cường độ bước sóng phù hợp để phá vỡ cấu trúc Melanin thành các hạt nhỏ và để da tự đào thải tự nhiên.

Điều trị nám bằng tia laser
Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần điều trị như vậy khá cao. Không chỉ vậy, da có thể bị mỏng đi, kích ứng nếu sử dụng cường độ, bước sóng laser không phù hợp.
5. Tổng kết
Chắc hẳn thông qua các thông tin trên đây các bạn cũng đã phần nào hiểu về nám và cách điều trị nám. Trước khi tiến hành điều trị nám các bạn cần phải hiểu rõ tình trạng của bản thân trước. Điều này sẽ giúp hạn chế đối đa các trường hợp xấu xảy đến với làn da của bạn. Liên hệ ngay với Dr.Bioherb để được biết thêm thông tin hữu ích nhé.
INBOX fanpage Dr.Bioherb – Mỹ phẩm sinh học từ thiên nhiên hoặc GỌI NGAY HOTLINE để được thăm khám, tư vấn miễn phí về tình trạng da của bạn!